Organic – sản phẩm hữu cơ – đang trở thành một làn gió mới mang lại hy vọng cho tương lai, khi thế giới đang khủng hoảng bởi sự lạm dụng hóa chất. Organic là con đường quay trở lại với tự nhiên, tái tạo thiên nhiên, thanh lọc sức khỏe con người.
Vậy, organic là gì?
Thứ nhất, đã là hữu cơ – organic – thì đồng nghĩa với Non-GMO (Genetic Modified Organism – sinh vật biến đổi gien): Sản phẩm đó phải đảm bảo không dính tới nguyên liệu biến đổi gien. Nếu là sản phẩm từ thực vật, thì phải được trồng từ giống thuần chủng, không phải giống biến đổi gien GMO. Nếu là sản phẩm từ động vật, sản phẩm đó phải được nuôi bằng thức ăn tự nhiên (thức ăn hữu cơ), không phải thức ăn có thành phần từ cây trồng, vật nuôi biến đổi gien GMO để đảm bảo thịt và sữa của vật nuôikhông bị ô nhiễm GMO.Điều này là bắt buộc trong mọi tiêu chuẩn hữu cơ.
Thứ hai, việc canh tác và chế biến sản phẩm phải đảm bảo không sử dụng bất kỳ một loại hoá chất công nghiệp độc hại nào, bao gồm hoá chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu nhân tạo, v.v… Ngay cả các hoá chất bảo quản được sử dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm làm đẹp như paraben, methyl(xxx)zoline, hay chất tạo bọt như Sodium Lauryl Sulfate (SLS)… đều không được sử dụng. Kinh nghiệm trồng cây từ một số bạn cho biết, với khí hậu Việt Nam ẩm thấp, không thể không dùng thuốc trừ sâu được, nếu không dùng thì may mắn lắm gieo hạt một vườn thì sâu ăn gần hết còn non nửa. Tuy nhiên, tại các nước phát triển có điều kiện khí hậu tương tự, nền nông nghiệp hữu cơ của họ vẫn phát triển tốt, đó là bởi vì họ sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu có nguồn gốc hữu cơ và tự nhiên, hoàn toàn không độc hại cho con người và môi trường. Hiện nay, một số Vườn canh tác hữu cơ ở Việt Nam cũng đã bắt đầu được giới thiệu các sản phẩm này (có chứng nhận hữu cơ của cơ quan uy tín có thẩm quyền).
Thứ ba, không chỉ là chuyện không sử dụng hoá chất trong thời gian canh tác. Tiêu chuẩn hữu cơ còn đề cập đến việc xử lý nguồn nước và nguồn đất ít nhất 2-3 năm trước khi gieo trồng bất kỳ một loại thực vật nào để đảm bảo nguồn đất và nước không bị nhiễm độc thì mới thoả mãn tiêu chuẩn khắt khe của hữu cơ.
Thứ tư, không chỉ với cây trồng, tiêu chuẩn hữu cơ còn yêu cầu nhà sản xuất phải đảm bảo an sinh xã hội, không làm mất cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của cả khu vực chứ không chỉ tập trung vào sản phẩm của mình. Đây là điều khiến người dùng có cảm tình với các tiêu chuẩn hữu cơ vì tính “nhân văn” của các tiêu chuẩn này.
Chính vì những đòi hỏi khắt khe như vậy mà các sản phẩm hữu cơ thường có năng suất thấp hơn, số lượng có thể tuỳ theo mùa vụ, dẫn đến giá thành thường cao hơn sản phẩm công nghiệp. Đây là xu hướng phát triển bền vững cho tương lai.
Sinh vật biến đổi gien là sản phẩm của công nghệ sinh học khi lai ghép một giống thực vật hoặc động vật với một gien ngoại lai (từ vi khuẩn, virus, côn trùng, động vật hoặc thậm chí con người) để tạo ra một giống mới. Đối với thực vật, sản phẩm biến đổi gien có 2 đặc điểm chính: khả năng chịu thuốc diệt cỏ rất cao và vô sinh. Hiện nay, không có cách nhận biết bằng mắt thường với thực vật biến đổi gien. Với động vật, người ta chưa làm rõ được các đặc điểm chung của động vật biến đổi gien và chưa sản xuất đại trà được “sản phẩm” này, tuy nhiên có thể nhận biết được bằng bề ngoài khác lạ của những động vật này (như giống bò “siêu cơ bắp” Belgian Blue xuất phát từ Bỉ mà ta thấy trong thời gian gần đây) – Nhưng tất nhiên, khi đã hoá thành miếng thịt hay cốc sữa thì khó mà phân biệt được!
Khả năng chịu được thuốc diệt cỏ của thực vật biến đổi gien dẫn đến một đặc điểm tưởng như rất “thuận lợi” cho người nông dân: có thể phun hoá chất diệt cỏ gấp nhiều lần mà cây không chết. Sự độc hại của hoá chất diệt cỏ có lẽ không cần nói thêm, vậy mà gần đây đã có nhiều vụ việc được phát hiện và thu hồi với các sản phẩm như bông vệ sinh cho trẻ sơ sinh, băng vệ sinh, tampon…chứa dư lượng thuốc diệt cỏ glyphosate và dioxin. Các sản phẩm này đều làm từ bông vải (cotton) trong đó bông vải là loại cây đã nhiễm GMO. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bông vải là loại cây ô nhiễm nhất thế giới và việc canh tác nó tiêu tốn một lượng khổng lồ thuốc trừ sâu. Và bạn có thể chắc chắn rằng cây trồng biến đổi gien luôn được tưới đẫm hoá chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu khi canh tác!
Đặc điểm vô sinh của hạt giống biến đổi gien thể hiện ở việc khả năng nảy mầm của hạt giống vẫn được giữ nguyên, nhưng thành phẩm đời F1 của hạt giống sẽ không có khả năng nảy mầm, vì vậy đâyđược gọi là hạt giống vô sinh. Thậm chí, nếu cây trồng biến đổi gien có vô tình thụ phấn cho cây bình thường (thông qua thụ phấn tự nhiên như hạt phấn bay trong gió hay côn trùng) sẽ khiến cho cây bình thường nhiễm đặc điểm vô sinh theo. Điều này đã gây ra nhiều vụ kiện tụng giữa nông dân với các công ty công nghệ sinh học. Và do cây trồng biến đổi gien vô sinh, nông dân chỉ có cách dựa vào một nguồn cung giống duy nhất. Điều này là nguy hiểm vì nó dẫn đến việc độc quyền hạt giống. Ở Ấn Độ, hàng trăm nghìn nông dân Ấn Độ đã tự tử sau 20 năm canh tác hạt giống GMO từ Monsanto vì giá hạt giống từ “phát miễn phí” đã tăng lên 200 lần.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu đối với các cây trồng biến đổi gien, hiện chưa có đầy đủ các nghiên cứu khoa học và dịch tễ phù hợp để kiểm chứng tác hại từ việc biến đổi gien, tạo ra một chủng hoàn toàn mới và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người thông qua tiêu thụ và sử dụng những sản phẩm này. Thông thường, để nghiên cứu được nội dung này có thể mất đến một vài thế hệ mới phát hiện ra được những ảnh hưởng có thể có. Nhưng riêng việc canh tác sử dụng rất nhiều hoá chất độc hại và nguy cơ độc quyền hạt giống đe doạ an ninh thực phẩm quốc gia đã đủ để nhiều nước trên thế giới dè chừng và phản đối.
Tại Việt Nam, một số chuyên gia đã lên tiếng nhận định về vấn đề nóng hổi này. Bộ trưởng bộ Khoa học & Công nghệ, ông Nguyễn Quân, đã nhận định: “Không ai có thể nói trước được tác hại của cây trồng biến đổi gien. Khoa học thế giới hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định cây trồng biến đổi gien có tác động thế nào với con người về dài hạn.” Ông cũng thông tin, cả châu Âu hiện nay phản đối cây trồng biến đổi gien rất dữ dội vì họ cho rằng, các tập đoàn đa quốc gia có thể khống chế quốc gia của họ bằng giống cây trồng.Nếu như các công ty này ngừng cung cấp giống thì hệ thống nông nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn. (theo Vietnamnet)
Trên thế giới hiện có 2 công ty nắm trong tay công nghệ cây trồng biến đổi gien lớn nhất là Monsanto và Syngenta. Monsanto là công ty cung cấp chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam. Còn Syngenta là công ty cung cấp hóa chất số 1 thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Âu. Hiện nay, một công ty hoá chất Trung Quốc đang chuẩn bị mua lại Tập đoàn Syngenta. Điều này làm dấy lên nhiều lo ngại. Một số nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ đã gửi thư kiến nghị lên Thượng viện Mỹ kêu gọi nghiên cứu cẩn thận những tác động của bản hợp đồng 43 triệu USD này đối với “an ninh lương thực, an toàn thực phẩm của nước Mỹ”. Ở Việt Nam hiện nay đã cấp phép trồng đại trà cho 3 giống ngô biến đổi gien của Monsanto và Syngenta.Còn con đường nhập khẩu hàng hoá thì còn rất lỏng lẻo.
Sử dụng sản phẩm hữu cơ không chỉ tốt cho chính mình, mà còn tốt cho tự nhiên.Khi nguồn đất, nguồn nước, giống nòi tự nhiên…không bị xâm hại bởi hoá chất, khu vực đó sẽ tồn tại vững bền. Vì vậy, khi chuyển sang sử dụng sản phẩm hữu cơ và loại bỏ dần các loại hoá chất ra khỏi cuộc sống hằng ngày, bạn có thể thấy mình chi tiêu nhiều hơn, nhưng nếu so sánh với những chi phí “chưa thấy ngay được” về khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe thì có thể nói là hoàn toàn xứng đáng.
Người viết:
Quỳnh Anh, trưởng đại diện chi nhánh cho một công ty thời trang và nội thất của Úc tại Brisbane. Chị là chủ FB: Mẹ Hồ Ly’s Organic Store, nơi chị chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu các sản phẩm sạch, lành và an toàn đến cho mọi người.
Phụ nữ thượng lưu