William Blake – nhà thơ đi ngược lại phong trào Khai Sáng

William Blake sinh ngày 28/11/1757 tại Luân Đôn. Hai trong số sáu anh chị em của ông đã chết từ khi còn nhỏ. Từ thời thơ ấu của mình, William Blake đã luôn nói ra những điều bị người khác cho là hoang tưởng: Năm 4 tuổi, Blake nhìn thấy Chúa “gục đầu vào cửa sổ”; khoảng 9 tuổi, trong khi đi bộ qua vùng nông thôn, ông nhìn thấy một các cây đầy những thiên thần. Cha mẹ ông lúc bấy giờ đã rất cố gắng để ngăn không cho con trai mình “nói dối”, thế nhưng cuối cùng họ nhận ra rằng con trai họ không giống với bạn bè cùng trang lứa. Sau đó, họ quyết định không bắt ép Blake đi học bình thường, mà cho ông học đọc và viết ở nhà. Năm lên 10, Blake bày tỏ mong muốn trở thành họa sĩ, cha mẹ đã cho ông đi học vẽ. Hai năm sau đó, Blake bắt đầu làm thơ. Năm 14 tuổi, vì không có tiền để theo học trường nghệ thuật tốn kém, ông theo học nghề với một thợ điêu khắc. Một trong những nhiệm vụ của William Blake trong lúc học việc là phác họa các ngôi mộ ở Westminster Abbey. Chính công việc này đã giúp ông tiếp cận với các phong cách kiến trúc Gothic, đây chính là nhân tố khơi dậy nguồn cảm hứng trong suốt sự nghiệp của William Blake. Sau 7 năm học việc, ông có một thời gian ngắn làm nghiên cứu tại Học viện Hoàng Gia.

Năm 1782, Blake kết hôn với một người phụ nữ không biết chữ, tên là Catherine Boucher. Ông đã dạy vợ mình đọc và viết, cũng chỉ cho bà cách sử dụng máy in. Sau đó, Catherine đã phụ giúp chồng in thơ – những tác phẩm nổi tiếng cho đến ngày nay. Cặp vợ chồng này không có con. Trong năm 1784, Blake cùng với James Parker (người bạn, người đồng nghiệp cũ những ngày đi học việc) thành lập một xưởng in, nhưng liên doanh này đã thất bại chỉ vài năm sau đó. Blake sống một cuộc sống đạm bạc trong suốt phần đời còn lại, bằng nghề điêu khắc và vẽ tranh minh họa cho sách, tạp chí. Blake cùng với vợ mình truyền dạy nghề vẽ, sơn và điêu khắc cho em trai là Robert. Mùa đông năm 1787, Robert ngã bệnh rồi qua đời. Khi Robert chết, Blake thấy linh hồn em trai bay qua trần nhà, “vỗ tay vì vui sướng”. Ông tin rằng linh hồn Robert vẫn về thăm mình mỗi ngày. Và sau đó ông nói rằng, trong một giấc mơ, chính em trai đã dạy ông phương pháp in ấn mà ông sử dụng với “Song of Innocence” và các tác phẩm khác.

“Poetical Sketches” (1783) – Tập thơ đầu tiên của Blake – Chủ yếu tập hợp các bài thơ bắt chước theo mô tuýp cổ điển. Những bài thơ phản đối chiến tranh, độc tài và sự thống trị của vua George III đối với các thuộc địa Mỹ. Ông đã xuất bản tập thơ nổi tiếng nhất của mình, “Songs of Innocence”, vào năm 1789; và tiếp sau đó, năm 1794, xuất bản tập “Songs of Experience”

Một số độc giả phân tích “Songs of Innocence” theo hướng đơn giản, chủ yếu coi đó là cuốn sách dành cho trẻ em. Nhưng một số người khác lại tìm ra những ý nghĩa trào phúng hoặc phê phán trong cuốn sách tưởng như ngây thơ, đơn giản đó. Cả hai tuyển tập này đều được in dưới dạng chữ sáng theo phong cách thời Trung Cổ. Cả chữ và hình minh họa đều được in bằng các tấm đồng, và mỗi bức ảnh đều được xử lý thủ công trong nước màu vẽ.

Blake là một người không dễ hài lòng và có dính líu tới một số nhà tư tưởng cực đoan lúc bấy giờ, ví dụ như Thomas Paine và Mary Wollstonecraft. Trong sự phản đối hội nghị của trường phái tân cổ điển vào thế kỷ 18, ông đã đề cao trí tưởng tượng lên trên lí trí trong việc sáng tác cả thơ ca và tranh vẽ, khẳng định rằng các hình mẫu lí tưởng nên được tạo ra không phải từ việc quan sát tự nhiên mà là từ những hình ảnh nhìn thấy khi ta nhìn vào bên trong chính chúng ta. Ông đã tuyên bố trong một bài thơ rằng, “Ta phải tạo ra một hệ thống hoặc là ta sẽ bị giam hãm bởi hệ thống của một kẻ khác.” Những tác phẩm ví dụ như “Cách mạng Pháp” (1791), “Nước Mỹ, một Lời tiên tri” (1793), “Hình ảnh về các cô con gái của Albion” (1793), và “châu Âu, một Lời tiên tri” (1794) đã thể hiện sự phản đối của ông lên triều đình phong kiến Anh, và lên sự độc tài chính trị cũng như xã hội trong thế kỷ 18 nói chung. Sự độc tài về tư tưởng là chủ đề của tác phẩm The Book of Urizen (1794). Trong tác phẩm thi ca The Marriage of Heaven and Hell (1790-93), ông đã nhạo báng sự áp bức trong nhà thờ cũng như chính quyền, thậm chí cả các tác phẩm của Emanuel Swedenborg, một triết gia người Đan Mạch mà các ý tưởng của ông này một thời đã thu hút sự chú ý của Blake.

Trong năm 1800, Blake chuyển tới sống ở một trị trấn ven biển thuộc Felpham, ở đây ông đã sống và làm việc tới năm 1803 dưới sự quản lý của William Hayley. Ông đã tự dạy bản thân tiếng Hi Lạp, Latin, Do Thái và tiếng Ý, để ông có thể đọc các tác phẩm kinh điển bằng ngôn ngữ gốc của chúng. Tại Felpham, ông đã có được những trải nghiệm tâm linh sâu sắc và chúng đã chuẩn bị cho sự ra đời của các tác phẩm trưởng thành của ông, các áng thiên anh hùng ca vĩ đại được viết và in trong khoảng từ năm 1804 tới năm 1820. Milton (1804-08), Vala, or The Four Zoas (1797; viết lại sau năm 1800), và Jerusalem (1804-20) đều không có kiểu cấu trúc, nhân vật, vần điệu kiểu cổ điển. Chúng cho ta thấy một loại vô tội mới và cao hơn, linh hồn con người vượt lên trên suy nghĩ lí tính.

Blake tin rằng thơ của ông có thể được đọc và hiểu bởi những người bình thường, nhưng ông đã kiên định không hi sinh những hiển lộ của mình để trở nên nổi tiếng. Năm 1808, ông trưng bày một số tranh màu nước tại Học viên Hoàng gia Anh, và trong tháng 5 năm 1809 ông trưng bày các tác phẩm của mình tại nhà của anh trai James. Một vài khán giả đã ca tụng tài năng nghệ thuật của Blake, nhưng đã phần những người khác thì cho rằng chúng “gớm ghiếc” và khá nhiều người gọi Blake là thằng điên. Thơ của Blake không được nhiều người biết, nhưng ông được nhắc đến trong Từ điển Lí lịch các Tác gia Đương thời tại Anh quốc và Ireland, xuất bản năm 1816. Samuel Taylor Coleridge, người đã tặng một bản sao chép của tác phẩm Songs of Innocence and of Experience, xem Blake là một “nhà thiên tài”, và Wordsworth đã tự chép lại một vài ca khúc. Charles Lamb đã gửi một bản sao của “The Chimney Sweeper” trong tác phẩm Songs of Innocence tới James Montgomery vào tác phẩm Chimney-Sweeper’s Friend, and Climbing Boys’ Album (1824) của mình, và Robert Southey (một người, giống như Wordsworth, xem Blake là một kẻ điên khùng) đã tham dự một triển lãm của Blake và sau đó đã thêm tác phẩm “Mad Song” từ Poetical Sketches trong tác phẩm The Doctor (1834-1837).

Những năm cuối đời Blake phải sống trong cảnh cơ hàn, nhưng vẫn được những người bạn trẻ tuổi hâm mộ ông và tự gọi bản thân là “những kẻ Dã cổ”. Trong năm 1818, ông gặp John Linnell, một nghệ sĩ trẻ và đã giúp ông về mặt tài chính đồng thời khiến cho ông tìm được cảm hứng sáng tác mới. Cũng chính Linnell vào năm 1825 đã giao cho Blake thiết kế cho vở nhạc kịch Divine Comedy của Dante, các bức vẽ mà Blake đã làm cho tới tận khi ông qua đời vào năm 1827.

Tác phẩm tuyển chọn

Thơ ca

All Religions Are One (1788)
America, a Prophecy (1793)
Europe, a Prophecy (1794)
For Children: The Gates of Paradise (1793)
For the Sexes: The Gates of Paradise (1820)
Poetical Sketches (1783)
Songs of Experience (1794)
Songs of Innocence (1789)
The Book of Ahania (1795)
The Book of Los (1795)
The First Book of Urizen (1794)
The Marriage of Heaven and Hell (1790)
The Song of Los (1795)
There Is No Natural Religion (1788)
Visions of the Daughters of Albion (1793)

Nguồn: https://www.poets.org/poetsorg/poet/william-blake

Yến Nhi chuyển ngữ


Tagged: Phương pháp sáng tác văn chương


About hangcao


'William Blake – nhà thơ đi ngược lại phong trào Khai Sáng' has no comments

Be the first to comment this post!

Would you like to share your thoughts?

Your email address will not be published.

Images are for demo purposes only and are properties of their respective owners.
Old Paper by ThunderThemes.net