SỰ THÍCH THÚ TRONG PHÁ HỦY CẤU TRÚC VĂN CHƯƠNG: NHỮNG NHÀ VĂN PHÁ VỠ QUY TẮC
Có những nhà văn luôn cảm thấy rằng mình không hề viết những tác phẩm văn chương vĩ đại nếu không phá vỡ những gì có từ trước đó, sáng tác những thứ thể hiện góc nhìn của bản thân mới mẻ đến mức đáng kinh ngạc. Mặc dù toàn bộ mong muốn là trở thành một nhà văn vĩ đại (và điều này có vẻ như rất ngây thơ), nhưng các nhà văn vẫn thích thú với việc cười nhạo hay than thở về những điều trớ trêu, cả hai dạng này đều dẫn đến ngụy tạo, nâng cao bản thân lên trên những câu hỏi thông thường về thực tại, sự đúng đắn và sự thật. Anh ta không quan tâm đến biểu hiện chính xác hành vi của con người, một phần bởi vì anh ta không quan tâm đến tính xác thực, và một phần bởi vì anh ta ít quan tâm tâm tới người khác; những gì anh ta quan tâm đa phần là sự vận hành tâm trí của bản thân. Anh ta ghét những tiểu thuyết gia hiện thực và những nhà thơ hình thức trước đó, và anh ta tự thuyết phục bản thân rằng trong số những nhà văn đương đại, anh ta là người đang tạo ra tác phẩm của tương lai. Với tất cả sự trông đợi này, anh ta tưởng tượng về một tương lai đầy những người không giống anh ta – những người thích thú với những cách tân mà anh ta tạo ra và không cảm thấy bị ép buộc phải bước trên những con đường có sẵn.
Những nhà văn dạng này đã biến sự mới lạ thành một điều xấu. Họ khiến những người có nền tảng về cốt truyện và nhân vật theo kiểu cổ rút ra kết luận rằng cách tân trong phong cách hay cấu trúc là tương phản với những giá trị cũ, liệu chúng ta chỉ có thể có một trong hai khía cạnh – hãy thử gọi chúng là sự độc đáo kinh ngạc và và kiên nhẫn thử đồng cảm với chúng – vì thế chúng ta phải lựa chọn. Sự bám chấp đối với những cách thức truyền thống theo kiểu này cũng tồi tệ như tái cực kia. Khá là định kiến, khá là khó chịu và không dám chắc chắn rằng có thể tạo ra một tác phẩm văn học thú vị. Không có quy tắc nào trong việc tạo ra những tác phẩm vĩ đại, nhưng tôi vẫn rất thích thú với sự phong phú của chúng, và từ cái nhìn ngoài cuộc này, tôi có thể khá tự tin để khẳng định rằng cần một cái nhìn cởi mở để tiếp cận. Những quy tắc cứng nhắc không giúp ích gì lúc này. Kể cả mong muốn tạo ra sự mới mẻ hay bảo vệ truyền thống đều chỉ là hai khía cạnh của một vấn đề, mục đích quan trọng hơn đơn giản chỉ là kể lại sự thật mà mỗi người nhìn thấy. Tôi nói “đơn giản” nhưng đó không phải là một vấn đề đơn giản. Văn chương dối trá không đáng giá với tờ giấy mà nó được viết lên, nhưng một lời nói dối không phải là tưởng tượng, viễn tưởng, tượng trưng, thần thoại, giấc mơ. Giả tưởng, bi kịch, thơ ca, và kể cả những bài luận đều có thể vừa phô diễn lại vừa trung thực.
Đối với tôi, một tác phẩm văn học thể hiện mạnh mẽ nhất quan điểm phức tạp cũng đồng thời là tác phẩm cách thân trong hình thức nhất. Tôi muốn ám chỉ tới Miguel de Cervantes với tác phẩm “Don Kihote”, có thể được coi là tiểu thuyết truyền tải thông điệp có phong cách nhất. Cái gì là ý nghĩa đối với một tác giả phải đi sâu vào tâm trí của nhân vật và phô bày mọi suy nghĩ của họ, hay thậm chí chỉ đơn giản là thể hiện hành động của họ như trên một sân khấu? Thế nào là một “người kể truyện” và làm thế nào để anh ta có sự kết nối với tác giả? Làm thế nào để thực tại của các nhân vật tưởng tượng lại tương ứng với thực tại trong đời sống của người đọc, và đâu là điểm giao nhau? Liệu một quyển sách có tồn tại trong thời đại của nó hay vào lúc mà bạn đọc nó không, và liệu điều đó có nghĩa rằng nó tồn tại theo những cách khác nhau đối với mỗi người đọc không? Những người đọc sống ở những thời đại khác liệu có thể du hành thời gian thông qua sách hay không? Qúa khứ có vẻ như được sống lại lần nữa hay đó chỉ là quá khứ tưởng tượng được gửi tới chochusng ta. Những tác giả quá cố có khác những người còn sống từ quan điểm của người đọc? Làm cách nào thơ ca, bi kịch, lịch sử và giả tưởng lại trùng khớp với nhau? Một quyển tiểu thuyết về tiểu thuyết là cái gì?
Cervantes có lẽ là người đầu tiên hỏi những câu hỏi này, và cũng là người đầu tiên trả lời chúng – không trực tiếp và mô phạm, mà với sự bóng gió, gợi mở, đùa cợt, sự rêu rao, bằng một chiến lực là cốt truyện và nhân vật còn không bận tâm về sự tồn tại của chính mình. Không có bất cứ lối mòn nào trong “Don Kihote”, một phần bởi vì cuốn sách không chịu ảnh hưởng của bất cứ ai trước đó, sự nổi bật của Cervantes giống như từ Athena đến Zeus, toàn bộ và hoàn hảo.
Giọng điệu mỉa mai nhưng ôn hòa, vừa sắc sảo, vừa chỉ trích, vừa đồng cảm và dễ đi vào lòng người. Người hùng giống như chúng ta, là một người đàn ông ảo tưởng đáng yêu nhất. (Dostoyevsky dù cho đã có rất nhiều cách tân trong tiểu thuyết nhưng vẫn phải thừa nhận rằng tiểu thuyết “Gã khờ” của ông vay mượn nhiều thứ từ “Don Kihote) Cốt truyện là một loạt những cuộc phiêu lưu ngớ ngẩn, mà chúng ta có thể sử dụng khái niệm “không cốt truyện” để gọi nếu toàn bộ cuốn sách không được kể lại theo trình tự từ đầu đến cuối. Cảm xúc đó tôi gặp lại trong “Wolf Hall” , về sự cắt đứt với thế giới đầy mê hoặc và lộng lấy, đó là cảm xúc của Don Kihote khi anh nhìn thấy sự thật ở cuối truyện. Đó cũng là cảm xúc khi chúng ta buộc phải để anh ra đi.
Một trong những điều Cervantes khám phá ra đó là ông đã nhắc nhở các độc giả rằng họ đang đọc một cuốn sách – ngang nhiên thừa nhận tính giả tưởng của các nhân vật tưởng tượng – và vẫn khiến chúng ta hướng toàn bộ cảm xúc vào nhân vật và câu chuyện. Ít nhất có hai phần trong trí não chúng ta: một là theo logic, giống những câu nói đùa của Sancho Panza về lỗi xếp chữ trong những câu chuyện phiêu lưu của hiệp sĩ lại thành cấu trúc của câu chuyện; và mặt khác khiến Sancho, ông chủ của anh ta và tất cả các nhân vật khác khiến chúng ta coi họ như những kẻ bệnh hoạn, cười vào sự thông thái thực dụng của Sancho, để rồi khóc thương khi Don Kihote qua đời.Chúng ta biết đâu là sự sự khác biện giữa thực tại và tưởng tượng (chi là chúng ta không điên rồ như Don Kihote mà thôi), nhưng điều đó không ngăn chúng ta cảm giác được những cảm xúc thật về các nhân vật tưởng tượng. Thực tế mà họ bình luận trong thế giới tưởng tượng khiến họ có vẻ thật hơn, cứ thể như là họ có thể nhìn thấy hoàn cảnh của họ từ góc nhìn của chúng ta.
Cervantes là nhà văn đầu tiên tìm ra điều này. Ví dụ vĩ đại gần với ông chính là Shakespeare. Và nếu chúng ta lộn ngược lại nước Anh thời Trung Cổ thì có các tác phẩm của Geoffey Chaucer, chúng ta có thể thấy một phiên bản đặc biệt – lưu loát, hoàn toàn dễ đọc để thể hiện vị thế của tác giả và các nhân vật. Có thể đưa ra một ví dụ: Chaucer kết thúc diễn tiến bằng việc Troilus và Criseyde hủy hoại tình yêu. (một tình huống dễ gây xúc động, thậm chí còn hơn phiên bản của Shakespeare về “Troilus và Cresida”) với ngôn từ:
“Hãy đi đi, hãy di đi mọi bi kịch
… Và tới đồng hoang, nơi ném ra những hạt giống của Virgil, Ovid, Omer, Lucan và Stace”
chẳng khác nào như gửi bài thơ của ông tới với thế giới mà không cần quan tâm tới bất cứ thực tại nào có trong câu chuyện. Bởi vì, sự thật đúng là nó không như thế. Những gì bạn có thể nghĩ về hội chứng Phù thủy xứ Oz, là khi Oz vĩ đại và quyền lực lộ diện là một người đàn ông bé nhỏ tạo ảnh hưởng sau bức màn, có thể gợi cho chúng ta nghĩ đến sự tin tưởng trong phép thuật của anh ta.
Shakespeare dũng cảm hơn Chaucer khi biểu lộ sự nghịch lý này, bởi vì ông thỉnh thoảng có những nhân vật tách khỏi ý định của tác giả. Kết thúc vở “The Tempest”, khi Prospero đang từ bỏ yêu thuật đã giúp ông thống trị hòn đảo trong suốt vở kịch, ông diễn thuyết lần cuối và khiến chúng ta vỗ tay mà không phá vỡ tính cách. Mạo hiểm hơn, trong “Antony và Cleopatra”, Cleopatra quyến rũ và tàn bạo, một nữ hoàng đạo maoj của Ai Cập và là niềm vinh dự của Antony, lại xót thương cho tương lai mà bà có thể thấy trước: một tương lai
“… những tên hề nhanh nhảu sẽ thay thế chúng ta, và biểu lộ
Những trò tiêu khiển của người xứ Alexandria: Atony
Sẽ mang lại vô số những kẻ say, và ta có thể thấy
Vài đứa trẻ lí nhí về sự vĩ đại của ta
Ta sẽ chỉ là một con điếm”
Trong thời đại của Shakespeare, những dùng này được một diễn viên nam nhỏ tuổi đóng vai nữa để rêu rao.Nói cách khác, diễn viên này phải phê phán “tiếng lí nhí” của mình cùng lúc với thuyết phục khán giả về một cách rõ ràng về sự tồn tại của nhân vật. Và nhân vật, qua những lời của cô, phải thuyết phục chúng ta rằng sự tồn tại này sẽ kết thúc vĩnh viễn – khiến cho chính cô ta cũng “xem” màn diễn như chúng ta , và tất cả chỉ gói gọn trong 2 trang kịch bản.
Sân khấu, hình thức nghệ thuật mang lại cho chúng ta khái niệm “nghi ngờ về sự hoài nghi” chỉ rõ những sự cố mâu thuẫn. Những con người thật, như chúng ta, đang đứng hữu hình trên sân khấu, hành động và bộc lộ tình cảm và xúc động vì mọi hỉ, nộ, ái, ố của chúng ta. Chúng ta không thật sự quên rằng họ là diễn viên, cũng như không quên rằng họ đang thủ vai và không có liên hệ nào với đời thực, hoặc những lời họ nói ra đã được viết bởi ai đó khác. Tất cả những nhân tố này, không những không gây hại cho tác phẩm, mà còn tạo nên hiệu ứng sân khấu. Cũng giống các khác giả, chúng ta cũng ở trong trạng thái nghi ngờ, khi những cảm xúc thật lại dâng trào trước những sự kiện không thật. Nhưng những gì hoài nghi không hoàn toàn là không tin tưởng. Logic, bằng chứng, sự thật, thực nghiệm: những yếu tố này tạo nên niềm tin trong khoa học, hay thậm chí là sự vô thần hợp lý, sẽ không thể hiểu được điều này. Với vai trò khán giả, chúng ta bị bắt buộc rơi vào sự cân đo vô tội hay có tội, trung thực hay giả dối, có giá trị hay vô giá trị… của những nhân vật chúng ta xem trên sân khấu; nhưng lại hoàn toàn không giống với những phán quyết trong tòa án. Mối liên hệ của chúng ta với các diễn viên và những nhân vật mà họ thể hiện xa xôi hơn và ít tương phản hơn. Chính xác vì chúng ta không phải bồi thẩm đoàn, chúng ta có thể làm mọi điều vì họ và họ làm vì chúng ta, việc này là không thể ở thế giới thật. Trong suốt 2 hay 3 tiếng của màn diễn, chúng ta mang đến cho họ sự sống, và họ lại khiến chúng ta có những rung cảm thuần khiết, bồng bềnh như trôi giữa mơ và thực.
Tác phẩm sân khấu tái tạo lại chính nó trong mỗi lần diễn. Dù cho các kịch bản có cổ xưa đến đâu, nó vẫn biểu hiện được những góc độ mới mẻ, sự sống của nó đối với đời sống đương đại, bởi vì nó gắn kết với một quá khứ nào đó đã được xác địch. Điều này là thật đối với các tác phẩm hay. Tất cả đều phụ thuộc vào chất lượng. Tương tự như thế, dù hình thức khác nhau, đối với các tác phẩm văn chương, dù là thơ hay tiểu thuyết. Những gì Chaucer thành công trong “Troilus và Criseyde” gợi nhắc chúng ta về sự tồn tại của tổ tiên thơ mộng để rồi bỏ mặc chúng ta bị mê hoặc bởi sự tinh khiết trong câu chuyện của ông – điếu không ai có thể làm được. Cervantes không phải là tiểu thuyết gia duy nhất thu hút sự chú ý của chúng ta vào cuốn sách, nhưng ông là một trong số những người giỏi nhất. Cấp độ gây tưởng bở của ông rất sâu sắc. Sự ngây thơ đúng theo khuôn phép, sẽ bị thử thách ở cấp độ này, rồi dần dần mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn. Bên ngoài mọi sự chỉ dẫn, sự can thiệp của tác giả trong câu chuyện của ông dẫn đến bản chất ẩn giấu trong câu chuyện đó.
Một trong những cách mà các tác giả thế kỷ 20 nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại của họ là sử dụng chú thích. Việc này bắt đầu bằng phần phụ lục của T.S Eliot trong “The Waste Land” lại trở thành “Pale Fire” của Nabokov, một câu chuyện nằm trong câu chuyện – một trường ca che giấu một tác phẩm văn chương trong chính nó. Sau đó, cách thức này lại xuất hiện trong tiểu luận và tiểu thuyết của David Foster Wallace, Nicholson Baker, Jonathan Lethem và nhiều người ăn theo khác, trong đó chú thích lại bắt chước một phong cách hàn lầm và một phương pháp tự vấn mỉa mai, để có những suy nghĩ thứ hai (và có thể là thứ ba, thứ tư, tất cả đều được đánh số thứ tự chính xác trên giấy) là một cách đánh dấu các loại suy nghĩ cùng lúc. Hạn chế của chú thích đó là nó được viết bằng cỡ chữ khác với chữ thường, luôn bị đặt cố định và làm sao lãng người viết – chống lại cấu trúc tiểu thuyết – đang đi theo mạch văn, bởi vì vị trí của nó là ở phía dưới mỗi trang và thường chỉ có một dòng chữ nhỏ bằng một nửa so với phần chính. Bằng cách nhắc người đọc về công nghệ in thông qua những gì người viết thể hiện, sự kỳ quái của lỗi đánh máy lại tạo cảm giác khác biệt, và thế là chú thích lại có những cơ hội để có diện mạo mới, những cách thức này khiến tác giả có vẻ như đang tranh luận với chính mình.
Những phát minh của thế kỷ 20 không hoàn toàn mới. Phải quay lại với “A Tale of a Tub” của Jonathan Swift” vào thế kỷ 17 và xuất bản lần đầu vào thế kỷ 18, chúng ta có thể thấy trò chơi tương tự được dùng ở phần chú thích. Tôi không có ý giới thiệu “A Tale of a Tub” như những gì còn lại của thế kỷ 17, nó được viết với một hình thức thông minh mà không cần quan tâm đến rắc rối trong việc đọc nội dung. Nhưng bản thân chú thích cũng rất thú vị, như khi Swift để người biên tập vô danh bình luận một câu: “Tôi không thể đoán được Tác giả hàm ý gì ở đây, tôi rất hân hạnh được biết bởi vì nó có vẻ như Quan trọng”. Một vài chú thích có khi còn được để ngay trong khoảng trống nhỏ được khoanh lại ngay giữa văn bản, một dạng mà các thế kỷ 20 chắc chắn sẽ vồ lấy ngay nếu họ có thể, nó còn phá vỡ tính liền mạch của câu chuyện hơn cả chú thích.
Bạn không cần đọc hết cả “A Tale of a Tub” mới nhận ra điều này. đỉnh cao của việc tự phản biện với mình chỉ diễn ra trong 3 hay 4 trang trong văn bản, nơi chúng ta đối chất với trận chiến của các loại đánh máy khác nhau. Một dấu hiệu chủ chốt trong chú thích ở văn bản lại kèm theo 4 dòng rưỡi được đánh dấu hoa thị, trong đó ghi các từ “Hiatus in MS” với cỡ chữ in nghiêng nhỏ. Văn bản sau đó lại quay trở về như cũ, nhưng nếu chúng ta cứ theo chỗ đánh dấu tới dòng bên dưới, chúng ta sẽ bắt gặp chú thích của Biên tập:
“Đây là một khiếm khuyết giả vờ trong bản thảo, và sẽ còn lặp lại, không những chỉ khi ông ta nghĩ rằng ông ta không thể nói bất cứ điều gì đáng để đọc, mà còn cả khi ông không quan tâm đến việc đi vào chủ đề, hay khi đó không phải là vấn đề của biến cố, hay có thể chỉ đơn thuần là mua vui cho người đọc (ông rất thích thú với điều này) hoặc sau cùng chỉ là sự châm biếm.”
Chú thích đơn lẻ này đối với tôi là câu hay nhất về “A Tale of a Tub” bởi vì phần này tương tự như “trận chiến của những cuốn sách” rất độc đáo nằm ngay câu đầu tiên của phần tựa đầu, khi một lần nữa tác giả vô danh vạch rõ sự châm biếm đó cho chúng ta. Ông nói: “Sự châm biếm là một loại Gương, mà trong đó người xem khám phá ra khuôn mặt của mọi người chứ không phải của bản thân mình; nguyên nhân chính là vì sự tiếp nhận thế giới, và chỉ một số ít người cảm thấy bị xúc phạm”. Tôi nghĩ bình luận dài dòng này là để giải thích tại sao các tác giả châm biếm như Don Lelillo và Thomas Pynchon được các khán giả cuối thế kỷ 20 yêu thích. Rất khó để hấp dẫn người đọc ngay lập tức bởi vì ai cũng có định kiến. Các tác phẩm châm biếm vĩ đại cần phải công kích cả những người đồng ý với họ.
“A Modest Proposal” là thành tựu đáng kinh ngạc của Swift trong thể loại này. Thậm chí cho đến nay, gần 400 năm sau ấn bản đầu tiên, để đọc nó thật sự chúng ta vẫn cứ phải đọc đi đọc lại. Cần có đủ bình tĩnh để theo hết những ý tưởng rối bù ẩn chứa trong đoạn văn xuôi:
“Đó là một Vật thể u sầu đối với những người đi ngang qua Thị trấn vĩ đại này, hay đi lang thang khắp Đất nước; khi họ nhìn thấy những Phố, những Đường, những Nhà chứa cơ man nào là gái điếm Vô gia cư, dắt theo dăm đứa trẻ ăn mặc rách rưới… Tôi nghĩ rằng điều này được các Đảng cho phép, một con số lớn khủng khiếp những đứa trẻ trên cánh tay, trên lưng, hay bám vào chân mẹ, và những ông bố của chúng đang ở trong Quốc gia đáng thương này suốt ngày kêu ca oán thán…”
“Tôi nghĩ điều này được cho phép” trong đoạn này làm nổi bật giọng điệu mà Swift đã tạo ra thể nhấn mạnh ý tưởng của ông. Nửa thế kỷ trước “bàn tay vô hình” của Adam Smith và một thế kỷ trước chủ nghĩa thực dụng của Jeremy Bentham, ông đã nhận định trước về quyền lực của đám đông làm loại bỏ tính cá nhân. Đó là vấn đề của tiền bạc: những người có tiền sẽ mua hàng hóa mới từ những người không có tiền, và mọi người sẽ tính toán lợi nhuận xung quanh đó. Vì “không Qúy ông nào phàn nàn khi trả 10 si-linh để mua “Carcase of a good fat Child”, như tôi đã nói, sẽ sẵn sàng làm bốn xuất ăn no nê, khi ai đóđặc biệt như Bạn bè hay Gia đình ăn tối cùng anh ta”. Swift tiếp tục gợi lên rằng khi chợ được dựng nên, những người bán thịt sẽ bắt đầu sờ mó đến những bà mẹ đang trong kỳ cho con bú kia – “mặc dù tôi khuyên là nên mua những đứa trẻ còn sống, và quay chúng lên như chúng ta quay lợn”.
Bạn không cân biết về nạn đói thế kỷ 18 ở Ireland hay tình hình chính trị giữa Ireland và Anh mới có thể hiểu được bài luận này (mặc dù kiến thức chắc chắn sẽ làm phong phú quá trình đọc của bạn). Lời kể nói với chúng ta về sự thiếu thốn, tài sản “của chúng ta”, sự bá chủ “của chúng ta”, và thiên hướng tìm kiếm sự an toàn trong tài chính rõ ràng. Chúng ta vẫn tiếp tục ăn thịt trẻ nhỏ. Và Swift ở bên trên chúng ta: ở đây quy định giữa người đọc và nhà văn được nêu bật lên, bằng việc chuyển tất cả sự tiện nghi nhỏ mọn và sự tán thưởng bản thân chung chung thành một sự ghê rợn. Những gì ông sáng tạo trong “A Modest Proposal” không đơn thuần chỉ làm thỏa mãn cái tôi cá nhân mà còn là toàn bộ ý tưởng về giả thuyết ngược của một hiện thực. Có nghĩa là như tôi nói trước đó, một tiểu luận vừa được tô vẽ thêm nhưng lại vừa trung thực. Tiểu luận của Swift bao gồm cả hai, và chúng ta vẫn có thể nghe thấy sự thật rợn tóc gáy vang vọng trong suốt 400 năm.
Không thể nói trước được những tác phẩm hiện thực như “In cold blood” của Truman Capote hay “The Executioner’s song” của Norman Mailer có trường tồn hay không. Hầu như không, rất ít tác phẩm kì công như “A Modest Proposal”. Nhưng tôi không muốn phê phán Mailer và Capote ở đây. Họ đều nỗ lực tạo ra một thể loại mới phù hợp với thời đại đầy thách thức và bó buộc của họ. Hầu như không có sự trùng hợp ngẫu nhiền giữa hai cuốn sách, chủ đề tội phạm, giống như tiểu luận của Swift, là chủ đề khiến cho chúng ta lẫn lộn giữa dối trá và sự thật.
“In cold blood” là cuốn đọc trước, nhưng “The Executioner’s song” mới là cuốn lưu lại trong tôi như một cuốn sách vĩ đại. Tôi có một tình cảm sâu sắc không thể giải thích đươc dành cho Mailer, bắt đầu từ tác phẩm này đến nhiều tác phẩm hiện thực khác của ông. Tôi không đặc biệt quan tâm đến những câu chuyện chiến tranh, đấm bốc, Marilyn Monroe hay Ai Cập cổ đại; tôi ít kiên nhẫn với cái cách của giống đực về bạo lực và sức mạnh dục tính. Nhưng có vài điều trong giọng văn của Mailer mà tôi luôn yêu quý – không phải giọng văn hoang đường, nó khiến tôi khó chịu vì sự thô tục và lạc hậu, mà là sự quanh co, tâm tình, gọt giũa, tự nhại chính mình trong các tiểu luận và các cuốn sách giả tưởng của ông. Mailer có thể điên rồ cả trong giả tưởng và hiện thực (bằng chứng là lý thuyết kỳ dị của ông về ung thư, về nhu cầu chung về huyết thù), nhưng trong hồi ký, tiểu luận và tường thuật chính trị, sự điên rồ nằm trong phong cách văn chương. Một câu văn hay của Norman Mailer là một tác phẩm nghệ thuật phức tạp có thể được hiểu thể nhiều cách, nhưng trọng điểm luôn có một cơ chế đơn giản: một tấm gương hai chiều cho phép tác giả phản chiếu bản thân mình giống như chúng ta có trong ông.
Sự kì dị của “The Exxecutioner’s song” còn ở khả năng chủ động chộp lấy những gì có khả năng phản ánh, mặc dù tác giả biến mất hoàn toàn trong những tác phẩm hiện thực đầu tiên. Trong trường hợp này, tấm gương 2 chiều lại giúp ích cho chúng ta. Nếu chúng ta đủ tỉnh táo, chúng ta có thể nhìn thấy khát vọng của chúng ta, cái tôi phi luân lý ở đằng sau chúng ta khi chúng ta vượt qua cái tôi giả mạo: những tên tội phạm được chuyển giao trong năm 1976 bởi Gary Gilmore, và rạp xiếc truyền thông đã bao vây hành động của ông. Nhưng khả năng tự phản chiếu bản thân không góp phần tạo nên giá trị hay sự hấp dẫn của cuốn sách. Nó thành công với vai trò một tác phẩm ký sự nghệ thuật bằng việc Mailer đã tôn trọng thực tại và lịch sử, nên đã có thể tạo ra những nhân vật đáng tin cậy về người đương thời. Tiểu luận này có thể sẽ không như bạn nghĩ. Chỉ đọc những câu chuyện tin đồn về giết chóc hay kiện cáo, bạn sẽ thấy những gì tôi muốn nói , vì trong hầu hết các trường hợp, nếu đó là một nhóm tính cách, bạn sẽ thấy nhịp điệu mau lẹ hay những mô tả đơn lẻ. Cchỉ một tiểu thuyết gian (như Janet Malcolm đã gợi ý) có thể thực sự biết về đời sống nội tâm của nhân vật, các nhà văn hiện thực đều phải phỏng đoán.
Malcolm là một trong số những cây viết với các nhân vật phóng sự, cũng giống như Mailer, có rất đông người trong một cuốn tiểu thuyết. Giọng văn của bà không khác mấy với Mailer. Chỗ nào Mailer lớn tiếng và nồng nhiệt, thì Malcolm nén lại và lạnh lùng. Nếu ông cố nhồi nhét mọi thứ vào mọi vị trí mà ông quan sát – “The Executioner’s song” là ngoại lệ – thì bà ấy lại có xu hướng đào sâu vào bóng tối liên tục. (Tôi cho rằng “Iphigenia in Forest Hills” cũng là một ngoại lệ như vậy, một trường hợp về bản thân bà độc diễn đầy kịch tính).
Tôi ngờ rằng tôi đến với cả hai cùng một nguyên nhân, đó là chúng tôi đều thích thú với những câu chuyện tội phạm. Sự tái lập này không giống như việc khiến hàng triệu người say mê điều huyền bí (mặc dù tôi cũng có tham dự vào đó). Mailer và Malcolm đều gây ra sự tò mò với những cấp độ khác nhau. Khía cạnh tội phạm tràn ngập trong tác phẩm của họ: chúng ta có thể biết sát nhân là ai ngay từ đầu câu chuyện hoặc có thể là không bao giờ tìm ra được. Thậm chí căn nguyên của mọi chuyện, ở những cuốn sách như “The executioner’s song” hay “The journalist và murderer”, sẽ vẫn còn trong bóng tối, bởi vì phần trọng điểm của những cuốn sách này là chúng ta không thể kỳ vọng vạch trần được nguyên nhân và động cơ đằng sau hành vi bạo lực. Các nhân vật chính đều giống như mọi người, không thể hiểu tại sao họ lại làm những điều đó, học cũng không thể giải thích được bản thân mình. Và chúng ta không thể nào biết được điều đó.
Vì thế, trong số nhiều cuốn sách, những tác phẩm của Malcolm và Mailer đều về mong muốn hiểu thấu điều mà Joseph Conrad khiên cưỡng gọi trong “The secret agent” là “bí ẩn không thể hiểu được… được sắp đặt cho những hành vi điên rồ và tuyệt vọng”. Sự khiên cưỡng của Conrad phần lớn là do lối ngôn ngữ thái quá của báo chí. (Phần khác là do sự giới hạn của ông trong nhân sinh quan). Thông qua báo chí, hầu hết chúng ta bước đầu biết được những hành vi bạo lực và tự hành hạ, vì vậy không ngạc nhiên khi truyền thông là chủ đề chính trong cả “The journalist and the murderer” và “The execution’s song”. Thật kì lạ là chúng ta khó bắt gặp điều này trước đây. Chúng ta không thể nhìn thông qua kính viễn vọng bằng cả hai chiều một lúc. Phối cảnh đôi đó giúp ta nhìn cả phía trong lẫn phía ngoài, khiến cho tiểu thuyết của Malcolm và Mailer đều mới lạ và huyền ảo. Cách tân vĩ đại nhất của tác giả bao gồm của cấu trúc và luân lý, đều là sự phản chiếu đồng thời việc điều tra và những gì ẩn chứa đằng sau khiến đọc giả buộc phải tin vào những lỗ hổng của báo chí – tất cả đều do tác giả một tay dựng nên.
Vài điều giống như tấm gương hai mặt cũng xuất hiện trong tác phẩm của Roberto Bolano, một trong số ít những tác giả giả tưởng hiện nay có thể tạo được cầu nối giữa cách tân hình thức rõ ràng với điều tra chắc nịch về thái độ con người. Bolano, một tiểu thuyết gia người Chile vừa qua đời vào năm 2003 ở độ tuổi 50, vốn yêu thích những nhà thơ siêu thực Pháp và những tín đồ quái gở của họ. Hết cuốn này đến cuốn khác, ông tạo ra những nhóm nhân vật để mở đầu với chức năng đảo lộn mọi sự trông đợi. Giống như các nhân tố trong tiểu thuyết, chúng ta buộc phải quanh co và lòng vòng trong những âm mưu, những chuyện vặt vãnh ngoài lề có đầy trong sự sắp đặt của họ, những tựa đề báo chí kỳ cục, những phiên bản cắt dán của các bài thơ, và tất cả trò giật gân đúng kiểu, bao bọc lấy trò mỉa mai và sự nhàm chán có mục đích. Thỉnh thoảng các tiểu thuyết của Bolano tạo ra sự nhập nhằng bằng việc mô tả chúng. Nhưng ẩn dưới đó là sự sắc sảo của tính mô phạm, bị thu hút bởi giọng trần thuật nghiêm trang về định mệnh của các nhân vật đặc biệt. Cuốntiểu thuyết chưa hoàn thành “Woesoff the true policeman” với nhân vật trung tâm là Amalfitano, một trong những nhân vật hấp dẫn nhất của Bolano , cũng chân thực giống những cuốn khác “Distance star” và “By night in Chile”. Trên thực tế, tác phẩm cuối cùng chưa được hoàn thành này ít ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta, bởi vì nó viết về bản chất thế giới giả tưởng của Bolano với ý nghĩa: sự không hoàn hảo là một khía cạnh của chủ nghĩa hiện thực, giống như chúng ta không thể biết mọi thứ vì đó chỉ là một trong số những sự thật được biết.
Nếu tôi phải đặt tên những gì đã làm nên tác phẩm Roberto Bolano thì đó là khả năng xác minh sự thật và lòng vị tha của ông. Điều này không giống với sự bao dung của chúa hay lòng vị thần thánh hay bất cứ loại mềm yếu vô nghĩa nào. Bolano không mù quáng đối với tội lỗi của con người và những kẻ cá biệt. Họ là đề tài của ông. Nhưng ông có thể tạo ra những tác phẩm giả tưởng đi sâu vào trí não của ông và những người khác, kể cả khi họ là sát nhân, kẻ đạo đức giả , người điên, hay nhà phê bình văn học. Không phải là vấn đề thiện ác, mà là có sự liên hệ giữa những con quỷ của ông và kẻ sát nhân, một mặt là nhà văn và kẻ mộng duy, một mặt khác là một tấm gương gới hai mặt đối lập phản chiếu hai chiều giống nhau như đúc.
Công khai hay ngấm ngầm thì ý tưởng về cặp song sinh và các cặp tính cách khác nhau đều thấm đẫm trong vũ trụ của Bolano. Thỉnh thoảng ông đặt mình ngay trong cõi tưởng tưởng với một nhân vật có tên Arturo Belano. Thậm chí, người kể chuyện có tên Bolano lại cặp đôi với một ai đó. Ví dụ như ở cuối truyện “Distant star”, một tiểu thuyết ngắn về tên sát nhân chống lại hệ thống có tên là Carolos Wieder, khi xuất hiện con người phản chiếu, đã tiến hành âm mưu đó – trong khi người kể chuyện Bolano đang ngồi trong một quán cafe và đọc Bruno Schulz:
“Sau đó Carlos Wieder đi vào và ngồi xuống cạnh cửa sổ, cách ba bàn. Trong một khoảnh khắc ghê tởm, tôi thấy bản thân mình là một với hắn, giống như một kẻ song sinh Siam đê tiện, qua vai hắn, nhìn vào cuốn sách đang mở… Hắn ngồi đăm chiêu nhìn biển khơi, hút thuốc và chăm chú đọc sách. Giống như tôi, tôi nhận thấy một nỗi sợ, tôi liền giụi tắt điều thuốc vào cố tập trung vào những trang sách của mình.”
“Sự đồng cảm” là một từ quá nhỏ mọn và nhu nhược đôi với trạng thái tâm trí vừa được mô tả ở trên. Nó mãnh liệt và không thể cưỡng lại được, một hành động biến mất đầy ma thuật (từ gốc “Houdini-like”, ám chỉ ảo thuật gia người Pháp Harry Houdini) khiến cho Bolano hợp làm một với những sáng tạo đáng sợ và sâu thẳm nhất.
Không có tác phẩm nào của ông có cốt truyện rõ ràng hơn “By nights in Chile”, một kiệt tác được xuất bản chỉ 3 năm trước khi ông qua đời. Toàn bộ tiểu thuyết là lối nói phô trương, trưởng ngoạn hay một màn diễn ký ức được đặt trong tâm trí của nhân vật chính, Đức Cha Urrutia Lacroix, được biết đến như sự mô phỏng nhà phê bình văn học H.Ibacache (nói một cách khác ông ta là phóng chiếu của chính mình, giống như tên tội phạm có hai tên trong tác phẩm của Bolano). Bên cạnh giường người chết, Đức Cha Urrutia triệu hồi kinh nghiệm của nhà văn Chile trước và sau khi giết người tàn bạo. Ông nghĩ về cuộc chạm trán với Pablo Neruda, nhớ về những nhân vật vĩ đại khác của cả lề trái và lề phải mà ông phải đếm đi đếm lại đến ba lần – những ảo tưởng mập mờ và hư ảo của ông về buồng tra tấn dưới tầng hầm, nơi một điệp viên người Mỹ bị chất vấn, và nghi hoặc trong suốt buổi tọa đàm văn chương của vợ mình. Tất cả những điều này được thực hiện hết sức sống động trong một giọng trầm tĩnh lững lờ giữa sự ngu xuẩn hăng say với kiến thức rành mạch, giữa sự tự bạch và tự phán xét, giữa niềm vui và tuyệt vọng.
Sự thật là có một sợi dây vô hình nối giữa niềm vui và tuyệt vọng được vạch ra rõ ràng bởi một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết khác, người đàn bà kể chuyện trong “Amulet”: “Và khi tôi nghe thấy tin tức khiến tôi quằn quại và đổ vỡ, thì đồng thời tôi cũng hưng phấn, bởi vì, dù cho đó là tin xấu, không còn nghi ngờ gì nữa, đó là xấu nhất, vẫn có cách nào đó để vui vẻ, cứ thể như là thực tại thì thầm vào tai bạn: Tôi vẫn có thể làm những điều vĩ đại; tôi vẫn có thể khiến bạn kinh ngạc, cô gái ngu ngơ ạ, bạn và tất cả những người khác”
“Amulet” được viết ngay trước “By night Chile”, giống như một cuộc chạy nước rút đến tác phẩm vĩ đại, Bolano tạo ra hai cách tân trong tác phẩm sau: ông đặt vai nười kể chuyện vào một nhân vật không được ưa thích, và ông loại bỏ bản thân hoàn toàn khỏi cuốn sách. Không có Artuno Belano trong “By night Chile”. Không có nhân vật Bolano hay gì khác, nếu chúng ta không kể đến “người đàn ông trẻ tuổi nhăn nhó” vốn là một thày tu đầy nỗi sợ, nhưng ông vẫn có thể là bất cứ ai, kể cả Thần Chết. Trong “By night in Chile”, tác giả cuối cùng cũng giải quyết được nỗi sợ của mình trong “Distant star:L đó là sự hợp nhất hữu hình với nhân vật đáng kinh tởm. Không hề có sự phân tách kiểu “cặp đôi đê tiện Siam”, họ vẫn nhập làm một, một người đã chết đáng sợ sống trong kỹ ức của những người Chile quá cố, tôn trọng sự từ bỏ của chính ông và toàn bộ tác phẩm của ông. Không có nhân vật nào ít giống Roberto Bolano hơn Đức Cha Urrutia – một thành viên của Opus Dei, một kẻ đeo đuổi văn chương xu thời, một kẻ đóng giày ngoài lề, một tên tín đồ đạo đức giả, loài sâu mọt phục vụ Pinochet. Trong suốt “By night in Chile” chúng ta rùng mình và cũng thích thú để đi sâu vào hắn.
Phải thành thực kể đến W.G.Sebald, nhà văn mà Bolano thỉnh thoảng lại bị so sánh, bởi vì tất cả các nhân vật của ông đều là những phiên bản của chính tác giả. Tôi nghĩ rằng điều này là một điểm dở trong tiểu thuyết của ông, đặc biệt là “Austerlitz” với nội dung lại xoay quanh người khác. Một khuyết điểm tương tự cũng ám ảnh nhà văn vĩ đại Franz Kafka, khi những tác phẩm của ông vượt ra ngoài sức chịu đựng của người đọc vì sự giam hãm ngột ngạt. Roberto Bolano là tác giảm dám manoj hiểm và chiến thắng. Cuối cùng, không phải vì sự sáng tạo là mục tiêu của ông, mà ngược lại, trong tiểu thuyết, ông trở thành một kẻ hư vô của thực tại nhân vật, một bóng ma trong giấc mơ của họ. Giống như những nhà thơ siêu thực mà ông yêu thích, ông tạc ra những tấm gương phóng chiếu, kiến tạo nên những chiều nghệ thuật song song, đảm bảo cho chúng ta cùng tham gia với ông – và sau đó lại đập bể toàn bộ cấu trúc thành từng mảnh. Khi tro bụi đã sạch, tất cả những gì còn lại (không thể đầy đủ hơn) là những cảm giác rất thật.
Ham muốn cách tân không nằm ở mục đích của cuốn sách dạng này. Nếu có, thì họ sẽ cảm thấy mong manh hơn, khuôn phép hơn và tỉa tót hơn. Trong mỗi trường hợp, mục tiêu ban đầu của tác giả là giải phóng sự thật và hình thức tiểu thuyết chỉ là sản phẩm phụ của mục đích này. Đây là nghịch lý đằng sau sự cách tân hình thức: bạn chỉ có thể đạt được một cách tân trong hình thức khi bạn không cố gắng đạt được nó. Cuối cùng thì, cách tân phong cách chỉ là một cách để phô diễn, một sự bế tắc vô dụng; chỉ khi tác giả bắt đầu bước trên hành trình nó sự thật thì nó mới có ý nghĩa.
Để nói sự thật bằng văn chương, mỗi thời đại, mỗi nhà văn mới, lại đòi hỏi kỹ năng mới để thu hút sự chú ý của độc giả. Chúng ta quá giỏi việc nói dối với bản thân mình, tự trói mình bởi sự chấp thuận thụ động, đến mức chỉ ý nghĩa trong sáng là không đủ. Để hấp thụ cái mới và sự thật cay đắng, chúng ta cần bị xóc não liên tục bởi những phong cách lạ lẫm. Những gì gây sốc là khi lần đầu những kẻ tàn nhẫn gây ảnh hưởng tới nghi thức và truyền thống. Thậm chí “A modest Proposal” của Swift, cũng có thể đọc từ sớm và một cách thường xuyên (ví dụ như trong lớp học) có thể là một ví dụ đơn giản về Châm biếm. Vì vậy, các nhà văn- những nhà văn hay, những nhà văn thật sự có điều gì đó để nói) phải tạo được một cách kể lại sự thật mới mẻ. Nhu cầu tượng trưng không nhận thức được, và sự cách tân không cần kịch tích hay rõ ràng; chúng ta có thể tự hình thành phong cách mà không cần cảm nhận thấy khởi nguồn của nó. Nhưng nếu bạn đeo đuổi chúng, chúng sẽ lôi bạn ra khỏi công việc nghiêm túc của nhà văn (một trường hợp rõ nhất là Mark Twain với sự hài hước của mình) Sự kỳ dị trong cấu trúc và phong cách có vẻ như cần thiết nhưng cũng chỉ là đồ trang trí.
Hà Thủy Nguyên dịch
Wendy Lesser
Nguồn: salon.com
Trích từ “Why I read: The serious pleasure of books” của Wendy Lesser, được xuất bản vào tháng 1 năm 2014 bởi Farra, Straus&Giroux
—————–
Wendy Lesser là biên tập của Threepenny Review và là tác giả của 6 cuốn sách, cuốn mới nhất là “The Amateur: An Independent Life of Letters.”