Sách hướng dẫn lý thuyết phê bình văn chương trên Amazon
Văn chương là di sản khổng lồ nhất của nền văn minh nhân loại. Dù có rất nhiều định nghĩa về văn chương (dù cho những cuộc tranh cãi kiểu về định nghĩa thường đến ngõ cụt), nhưng ít ai bàn đến cách thức tiếp cận văn chương. Xã hội ngày nay, với sự lên ngôi của tính thực dụng và sự suy thoái của tư duy cũng như cảm xúc, việc cảm nhận văn chương đã trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, suốt dòng chảy lịch sử văn chương, nhiều trường phái văn chương ra đời với các cách đọc rất khác nhau cũng gây không ít khó khăn cho người đọc để thấy được cái hay trong một tác phẩm khác gu với mình. Do đó, Book Hunter xin được giới thiệu với các bạn những cuốn sách có thể hỗ trợ các bạn cách tiếp cận văn chương được bán trên Amazon.
#1. A Handbook of Critical Approaches to Literature – (Nhiều tác giả, ấn bản của Trường Đại học Oxford)
Đây là một cuốn sách dễ đọc, dễ hiểu, điểm lại toàn bộ các mô hình tiếp cận văn chương từ cách truyền thống đến các cách nghiên cứu đang thịnh hành hiện nay. Thông qua hướng dẫn cách hiểu 5 tác phẩm, các tác giả cho người đọc thấy nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau sẽ được thực hiện như thế nào. Bản được giới thiệu là ấn bản thứ tư với một chương mới vừa bổ sung các nghiên cứu về văn hóa. Sách sẽ rất hữu ích với những bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp phê bình hoặc các sinh viên ngành văn chương.
Link Amazon: https://www.amazon.com/A-Handbook-Critical-Approaches-Literature/dp/0195099559?SubscriptionId=AKIAJPGHBBSYH2CAHVXQ&tag=aboutcom02thoughtco-20&linkCode=xm2&camp=2025&creative=165953&creativeASIN=0195099559
#2. A Dictionary of Critical Theory – (Ian Buchanan, ấn bản của Trường Đại học Oxford)
Với 750 đề mục, đây là từ điển lớn nhất và cập nhật nhất về các lý thuyết phê bình từ trước tới nay. Các bạn có thể đọc trong sách những lý thuyết phê bình từ thời Frankfurt, chủ nghĩa duy vật văn hóa, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu về giới, nghiên cứu điện ảnh, lý thuyết văn học, thông diễn học, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phê bình xã hội chính trị, phân tâm học, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu hiện đại… và cả nghiên cứu trên Internet (một hình thức nghiên cứu đang bị bài trừ ở Việt Nam hiện nay). Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp tiểu sử của những tác giả có ảnh hưởng trong lĩnh vực phê bình. Những ai sở hữu cuốn sách này có thể truye cập website http://www.oxfordreference.com/view/10.1093/acref/9780199532919.001.0001/acref-9780199532919 để theo dõi các cập nhật của từ điển.
Link Amazon: https://www.amazon.com/Dictionary-Critical-Theory-Oxford-Reference/dp/0199532915
#3. Texts and Contexts: Writing About Literature with Critical Theory – (Steven Lynn, ấn bản số 6)
Cuốn sách viết một cách dễ hiểu và dễ tiếp cận cho những ai muốn sử dụng các lý thuyết phê bình hiện đại từ phương pháp phê bình mới cho đến lối nghiên cứu văn hóa như một phần của việc thực hành phân tích văn bản. So với các ấn bản trước, ấn bản 6 đã có thêm phần viết về phê bình điện ảnh và coi việc nghiên cứu điện ảnh như một phần của học thuật. Cuốn sách này sẽ rất hữu ích với các bạn sinh viên hoặc những người mới bắt đầu vào con đường phê bình, bởi ở cuối mỗi chương sách đều có các mẫu văn bản và các bài tập thực hành.
Link Amazon: https://www.amazon.com/Texts-Contexts-Writing-Literature-Critical/dp/0205716741
#4. Falling into Theory: Conflicting Views on Reading Literature – (David H. Richter, ấn bản thứ 2)
Cuốn sách này thảo luận ba câu hỏi chính: tại sao chúng ta đọc, những gì chúng ta đọc, và cách chúng ta giải thích tác phẩm. Tác giả đưa ra các cuộc tranh luận chính đang diễn ra trong giới phê bình Anh, nội dung bao gồm: chủ nghĩa lịch sử mới, nữ quyền và nghiên cứu về giới, phản biện người đọc, phê bình đạo đức và nghiên cứu văn học và hậu thuộc địa. Cuốn sách rất hữu ích với các sinh viên chuyên ngành văn học bởi nó được viết rõ ràng, được biên tập kỹ lưỡng và giá thành không quá cao so với các sách học thuật khác.
Link Amazon: https://www.amazon.com/Falling-into-Theory-Conflicting-Literature/dp/0312201567?SubscriptionId=AKIAJPGHBBSYH2CAHVXQ&tag=aboutcom02thoughtco-20&linkCode=xm2&camp=2025&creative=165953&creativeASIN=0312201567
Cáo Hà Thành