Đốt lò hương cũ (4): Men xuân quê nhà Thạch Lam
Quê Thạch Lam ở Cẩm Giàng (Hảỉ-dương). Mùa xuân năm đó (1942), mồng ba Tết, chúng tôi rủ nhau về họp mặt tại quê anh. Trong một ngôi nhà gạch kiểu ánh sáng, quang đãng mà ấm cúng, giữa một vườn cây nhiều hoa trắng, chúng tôi quây quần thù tạc. Ngày Tết ở miền qué, không khí gia đình hòa lẫn vào khổng khí thân hữu, tự nhiẻn đượm một phong vị vừa thân mật, vừa sảng khoái.
Bọn chúng tôi gồm có : cặp vợ chồng kịch sĩ và thi sĩ Song Kim – Thế Lữ, cố văn sĩ Khái Hưng, cố văn sĩ Trần Tiêu, ông Hoàn, quản lý nhà xuất bản Đời Nay, anh bạn thơ Huyền Kiêu, nhà bác sĩ kiêm nghệ sĩ Nguyễn Tường Bách, Thạch Lam và tôi.
Trong bọn thì tôi ít tuổi nhất, nên những người kia đều gọi tôi là tiểu tử (Benjamin) để rồi lạỉ gọi trệch đi là… tửu tử.
Bữa rượu đầu xuân năm ấy, phải nói rằng chúng tôi đã uống với tất cả chất men say ngây ngất bốc lên từ chính tấm lòng xuân phơi phớí của mình, hòa với cái say của hương khói trong nhà, cùa mưa bụi ngoài trời, của lá hoa xuân hiền dịu, của mùi thơm cây cỏ ngoài vườn…
Câu chuyện «văn nghệ» điển hình nhất của chúng tôi tất nhiên khởi sự chung quanh.. mâm cỗ Tết, có đủ các trân vị đặc bỉệt của cái Tết Việt Nam thuần túy: bánh chưng xanh, thịt mõ dưa hành, cá kho, giò thủ, thịt đông. cùng các món đồ nấu cổ điển trình bày rất hòa điệu. Bởi vì đây là cỗ Tết của gia đình tác giả Hà Nội băm sáu phố phường nhà văn đã nâng cao vấn đề ẩm thực lên thành một nghệ thuật tinh vi.
Chúng tôi đều biết cái khiếu thưởng thức món ăn của Thạch Lam rất tế nhị, và chúng tôi thường nói đùa rằng : “Thạch Lam ăn có nguyên tắc, uống có lập trường, và phê bình vấn đề ăn uống với một quan niệm siêu đẳng…”
Tôi không bao giờ quên cái dáng điệu ngồi rất đẹp của anh, khi nâng chén : cái đầu nghiêng nghiêng, cặp mắt lim dim, anh rung đùi nhắc lại một câu mà anh đã viết trong Hà Nội băm sáu phố phường : « Hãy bảo cho tôi biết bạn ăn uống ra sao, tôi sẽ nói cho bạn rõ bạn là hạng người nào ». Chứng tôi đồng thanh lấy giọng ê a như ngâm thơ, và cùng gõ nhịp đũa xuống mồm, đọc to câu đó lên trước khi cạn chén, để rồi gật gù kết luận rằng đó là một câu « danh ngôn » .đắc ý nhất của « danh sĩ » Thạch Lam.
Tôỉ cũng không quên được cái chất men rượu xuân năm ấy, sánh quyện đầu lưỡi, ngọt lừ mà tê lịm, có thể cứ uống mềm môi mà say ngất lúc nào không biết. Rượu đựng trong những nậm sứ cổ, rót vảo chén nhỏ men trắng như ngọc, càng tôn thêm phẩm chất và hương vị. Trong đời tôi, có lẽ chưa bao giờ được uống thử rượu ngon như thế. Phải chăng vì rượu có thấm đượm cả cái men xuân kỳ diệu ? Nhưng không phái tôi tự huyễn hoặc. Tất cả những người khảc cũng đều công nhận là rượu ngon lắm : thuần chất hơn Mai-Quế-Lộ, say hơn Thanh-Maỉ, thanh khiết hơn hết các thứ rượu cúc, rượu cốm, và cố nhiên không nên so sánh với rượu Tây, vì đây là chất men hợp với huyết thống con người Đông Phương trầm mặc.
Uống rượu ngon thì biết là rượu ngon duy không ai đoán biết là rượu gì ! Thạch Lam cười bí mật, gọi người nhà bưng cả vò rượu lớn ra, chỉ vào mảnh giấy hồng điều dán làm nhãn hiệu cỏ viết bốn chữ nho « Đào Lê Mỹ Tửu ». Anh nghiêm trang giải thích : « Đào Lê Mỹ Tửu là rượu ngon, đành rồi ! Còn Đào không phải là quả Đào với quả Lê, mà còn nói lái lại, chỉ là Đề Lao : Đề Lao là nhà tù, ai mà không biết ? Thứ rượu này dẫn người ta đến nhà tù dễ như bỡn, vậy chỉ là rượu ngang, rượu lậu thuế! »
Chủng tôi cùng phả lèn cười, và hô lớn :
— Đào Lê Mỹ Tửu Vạn tuế !
— Đả đảo Tây Đoan !
Nói đến Tây Đoan, lập tửc mọi người nhớ ngay đến anh chàng thi sĩ tác giả Thơ Thơ là Xuân Diệu, mả kịch sĩ Đoàn Phứ Tứ gọi là Xuân Rượu, vì hồi đó Diệu vừa thi đậu làm cô-mi Đoan, và Diệu đã được làng văn tặng cho hai câu thơ :
“Đương làm thi sĩ hóa Tây Đoan
Nửa mặt nhà thơ, nửa mặt quan…”
Nói đến Tây Đoan, người ta còn truyền tụng với nhau câu chuyện sau đây : « Đêm giao thừa, Xuân Diệu và Huy Cận đã rủ nhau về ăn tất niên ở Cẩm Giàng, quê nhà Thạch Lam, nghĩa là cũng ở gian nhà mà chúng tôi đang họp mặt. Hai anh chàng Xuân vả Huy đã cùng thức trắng đêm bên cạnh nồi bánh chưng, để rồi, khi bánh vừa luộc chín, một mình nhà thơ Xuân Diệu đã ăn sốt sột hết đúng… bốn cái bánh chưng lớn còn nóng hổi, bốn tấm bánh chưng lớn vừa bằng 4 viên gạch lá nem vuông vắn, mỗi chiều sấp sỉ 20 phân tây, bề dầy ít nhất cũng 3, 4 phân tây ! Thành tích « ăn » đó có thể coi lả kỷ lục xuất chúng ở vào cái thời đã khuất bóng cụ Lê Như Hổ.
Người ta kinh dị mà kể với nhau câu chuyện « Thi sĩ Xuân Diệu (họ Ngô) một mình ăn hết bốn tấm bánh chưng cỡ lớn, và ăn liền một mạch như voi cuốn, ăn thẳng thừng không ngẫm nghĩ, không suy tư, tất nhiên là không cần « ăn có lập trường » như Thạch Lam !
Câu chuyện rất thực, không phóng đại mảy may. Chính Thạch Lam, xưa nay vẫn được tiếng là không nói phiếm bao giờ, cũng phải xác nhận là đúng. Anh chép miệng phê bình bằng một nửa câu danh ngôn bất hủ: « Hãy nói cho tôi biết bạn ăn uống ra sao. . . ». Vả anh bỏ lửng câu nói để thay thế bằng một nụ cười đầy ý nghĩa.
Thạch Lam, cũng như Khái Hưng, cũng như Trần Tiêu, không sống lâu trên cõi đời để mà chứng kiến bao nhiêu lớp tuồng ảo hóa kỳ khôi xảy đến những năm sau này. Đế mà có dịp nhận thấy rằng: “Con người văn nhân thi sĩ mà ăn liền được một lúc bốn tấm bánh chưng lớn tất phải là con người đã mang sẵn cái chất… duy vật vô sản trong máu huyết ».
Quả nhiên không phải là chuyện dị thường ! Có phải chăng, anh Thạch Lam, người nghệ sĩ giờ đây đã thoát hẳn mọi ràng buộc của vật thể, để chỉ còn… « ăn hương, ăn hoa » vô cùng thanh khiết ?
Trích hồi ký “Đốt lò hương cũ” của Đinh Hùng