Trò chuyện với tiểu thuyết gia David Mitchell, tác giả của “Cloud Atlas”
Một trong những tiểu thuyết gia được yêu thích nhất hiện nay, David Mitchell đã rất thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật. Cho dù là một thành viên giáo phái Ngày phán xét cuối cùng trốn chạy truy nã tại Nhật Bản, một bộ tộc sống trong hậu khải huyền Hawaii, hay một cậu bé tuổi thiếu niên với giọng nói lắp bắp ở Anh những năm 1980,… đều mang lại cho ông một lọat những đề cử và giải thưởng. Gần đây, bán tự truyện “Black Swan Green” được bình chọn là một trong mười cuốn sách hay nhất trong năm trên tạp chí TIME, và cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của ông “Cloud Atlas” cũng sớm giành giải thưởng Man Booker.
Cuốn sách mới nhất của David là “The Thousand Autumns of Jacob de Zoet” , được viết tại Nhật Bản, trên hòn đảo nhân tạo Dejima – điểm liên lạc duy nhất với phương Tây trong suốt thời kỳ Edo biệt lập. Năm 1979, chàng nhân viên trẻ người Hà Lan bắt đầu công việc của anh ta một cách nghiêm túc trên đảo Dejima, nơi anh ta gặp và đem lòng yêu một nữ hộ sinh người Nhật Bản. Mitchell – người đã sống và giảng dạy tại Nhật Bản những năm 90 – kể lại trong một cuộc trò chuyện với Goodreads tại nhà riêng của ông ở Ireland.
Goodreads (GR): Nguồn gốc của cuốn sách này là gì? Đó có phải là một nhân vật?
David Mitchell (DM): Không phải là nhân vật, mà là một địa danh. Nhưng đôi khi địa danh này cũng có thể là một nhân vật chứ! Giống như London của Dickens hay Los Angeles của Ellroy vậy. Nó thật sự trở thành một nhân vật, có số mệnh và những nét tính cách khác nhau.
Năm 1994, ở Nagasaki, trong một lần xuống nhầm ga xe lửa, tôi đã tìm thấy Dejima. Nó thực sự là một địa điểm có thật, được khôi phục lại cho giống với thời kỳ Edo. Nhưng ngày nay, người ta đã lấp đất lấn ra biển, nên bây giờ Dejima là một hòn đảo nội địa, cách biển vài trăm thước. Nếu bạn thực sự thích cuốn sách này, bạn có thể đến đó và tản bộ trên đường phố.
GR: Các phần của “The Thousand Autumns of Jacob de Zoet” khá hài hước, trong khi ông thường được coi là một tác giả nghiêm túc. Vậy ông có nghĩ rằng, việc phải khiến cho độc giả cảm nhận được sự hài hước trong một tác phẩm nghiêm túc có khó khăn hay không?
DM: Tôi xin tranh luận rằng sự hài hước và những gì chúng tôi gọi là nghệ thuật nghiêm túc là không hề tương thích. Tôi thực sự sẽ đảo ngược nó và nói về tất cả những thứ tốt đẹp nhất, tất cả những thứ bất tử, bất diệt đã được in trong nhiều thập kỷ qua, hoặc sẽ được in ra trong hàng trăm năm tới. Thật tuyệt vì chúng có chứa yếu tố hài hước! Chúng ta sẽ ra sao nếu không có chúng?
GR: Đối với ông, những nhà văn nào là bất tử?
DM: Chekhov, Melville, DeLillo, Nabokov, Austen, Marilynne Robinson.
GR: Không phải tất cả họ đều có yếu tố hài hước trong sáng tác?
DM: Các yếu tố của sự hài hước – một từ ngữ đáng yêu – thường sẽ nổi bật lên và tạo nên cái mà chúng ta gọi là một trò đùa, và ở đây, đó là một câu chuyện hài hước. Bạn có thể tìm thấy sự hài hước cả từ trong một đám tang, trong một cuộc ly hôn. Ơn chúa, bạn có thể tìm thấy cái hài hước trong bất cứ điều tồi tệ nào xảy ra với chúng ta. Tất nhiên, mọi ngôn ngữ đều có đôi chút tương đương với những chiếc giá treo cổ sự khôi hài, sự khôi hài đen tối. Vâng, đúng là Marilynne Robinson viết những cuốn sách nghiêm túc, điều đó có thể giống như ăn bánh mì mà không có nước vậy, khô khốc và khó nuốt. Có thể cô ấy không được biết đến với những giai thoại vui nhộn, nhưng ở đó vẫn có một chút hài hước nhẹ nhàng và hóm hỉnh.
GR: Mọi người thường nói các nhà văn khoa học viễn tưởng là người xây dựng nên thế giới, và trước đây ông cũng từng sáng tạo ra một thế giới tương lai. Nhưng ở cuốn sách này, ông lại viết về Hà Lan và Nhật Bản của 300 năm về trước. Vậy, ông có thể chia sẻ đôi chút về việc xây dựng một thế giới trong khoa học viễn tưởng và trong hư cấu lịch sử được không?
DM: Trong phản ánh tương lai, bạn phải xây dựng nên một thế giới ấn tượng từ những điều không hề ấn tượng, bạn luôn hy vọng mình có thể phản ánh thế giới một cách ấn tượng nhất. Nó cần được hình dung (trong đầu của bạn) và phải được chuyển tiếp (đến tâm trí của người đọc). Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng lo mình bị sai.
Với tiểu thuyết lịch sử, việc phản ánh thế giới là phải thông qua cái đúng để viết sai, đó là dùng sự thật lịch sử để viết nên lịch sử hư cấu. Nếu một cuốn tiểu thuyết lịch sử có quá nhiều chi tiết sai, coi như cuốn tiểu thuyết đó bỏ đi. Các “chuyên gia soát lỗi” trong tâm trí của người đọc sẽ nói, “Gượm đã! Con người không có đèn điện vào thời điểm này! Đây chỉ là một cuốn sách, một cuốn tiểu thuyết mà thôi, nó không phải là sự thật!”. Và vù…! Toàn bộ công sức cho cuốn sách biến thành mây khói, và người đọc khá đúng đắn khi ném cuốn sách của bạn lăn lóc quanh phòng, câu chuyện kết thúc ở đó.
Để có được cái đúng đắn cho tiểu thuyết lịch sử, bạn phải tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu. Và sau đó bạn cần phải giấu tất cả các nghiên cứu của mình đi, nếu không muốn có sự cố gì đó xảy ra. Bạn có được những câu văn như “Thưa ngài, ngài muốn tôi thắp đèn dầu cá voi hay thắp nến từ mỡ lợn, rẻ hơn nhưng khói hơn?”. Bạn bật cười và thở phào! Những ảo tưởng đã không còn nữa, bạn đã có được sự thật, và chỉ cần ẩn nó đi.
Tiểu thuyết lịch sử không hề dễ viết; nó không chỉ là một thể loại. Họ sẽ nói ra sao về tác phẩm? Nếu bạn viết quá đúng sự thật, nó sẽ giống như một tác phẩm mô phỏng bộ phim hài vậy. Có thể ở thời điểm đó của lịch sử, mọi người đã nói “thou”, và “prithee”, và “gadzooks”. Nhưng ở đầu thế kỉ 21, người nghe sẽ thấy chúng thật buồn cười, cho dù nó đúng đi chăng nữa. Vì vậy bạn cần sáng tạo nên một loại “thế giới đã qua” – Nó đủ hiện đại để người đọc hiểu và không ngất xỉu trên trang sách bạn viết ra, nhưng không quá hiện đại đến mức người đọc muốn ném nó ra khỏi nhà hoặc trở thành trò cười trên TV. Một lần nữa phải nói rằng, những ảo ảnh phải biến mất. Nếu không bạn sẽ rất dễ bị sai, và cuốn sách rất dễ bị thất bại.
GR: Ở trong cuốn này, bạn sử dụng rất nhiều cuộc hội thoại: bằng tiếng Hà Lan, tiếng Nhật qua phiên dịch, tiếng Nhật không qua phiên dịch, tiếng Anh?
DM: “Thế giới đã qua” trong cuốn sách ấy được hình thành bởi 3 nhóm dân tộc khác nhau, tất cả họ không thể nào nói theo cùng một cách. Và bạn phải đưa vào trang sách từng giới tính, đẳng cấp và trình độ học vấn của mỗi người. Đó là điều khó khăn nhất mà tôi đã phải đối mặt.
GR: Xin ông nói đôi chút về vai trò của tôn giáo trong đời sống của nhân vật Jacob de Zoet?
DM: Đó là vào thế kỷ 18, một thế kỷ ngoan đạo hơn cả. Ngoài các con số tử vong, tuổi thọ trung bình, tôi có được nhiều hơn thế, tôi nghĩ tất cả chúng ta có được nhiều hơn thế, đó là sự ngoan đạo. Và các nhà khoa học sau này (không thể) giải thích những câu hỏi lớn. Nó khiến tôi nhận ra rằng, Jacob sẽ là một nhân vật chính ngoan đạo hơn rất nhiều nhân vật của thế kỷ 20, 21. Điều này rất đồng điệu với tính cách cương trực và thận trọng của anh ta. Và nó cũng hài hòa với mong muốn của tôi là xây dựng một nhân vật “uncool” – trung thực, đạo đức. Đó chắc chắn là những phẩm chất lỗi thời trong thời đại của chúng ta ngày nay, thời đại mà người ta luôn thích vị anh hùng của mình phải có chút gì đó vênh vang, cao ngạo. Điều này đã giúp tôi viết nên chương thứ 3 khá hay, khi Jacob không tuân thủ quy định yêu cầu tất cả hiện vật và sách của Thiên Chúa giáo phải bị niêm phong vào thùng trong suốt thời gian họ lưu trú trên đảo Dejima. Jacob đã cố giữ cuốn sách về các Thánh vịnh đã cứu rỗi cuộc đời (theo đúng nghĩa đen) của một trong những người tổ tiên của anh ta – Anh ta sẽ không tồn tại nếu như không có cuốn sách. Jacob cảm thấy việc giao cuốn sách này cho những kẻ ngoại đạo chính là chà đạp lên niềm tin của mình, và anh ta không thể làm thế. Anh ta đã chính thức phản lại quy định và lén chạy lên bờ, dù không biết cái giá mà mình phải trả nếu bị bắt sẽ ra sao. Jacob khá hoài nghi về hậu quả hà khắc của việc trốn chạy này, nhưng anh ta vẫn đi bằng mọi cách.
DM: Cảm ơn Adam. Có, chúng ta có thể. Có một nhân vật trong “Cloud Atlas”; có tổ tiên của một nhân vật trong “Ghostwritten”; và một sinh vật bốn chân trong “Black Swan Green”. Có một hoặc 2 sự chạm mặt như thế, nhưng tôi quên mất là nó diễn ra như thế nào rồi.
GR: Ông nói rằng ông không muốn ném người đọc ra khỏi cuốn sách của mình, thế nhưng tại sao trong “Cloud Atlas”, ông lại sử dụng cấu trúc tạo ra những thứ bị “thổi phồng”, cắt ngang những ảo ảnh hư cấu?
DM: Tất nhiên bạn biết nó không phải là sự thật, đó là một cuốn sách, bạn chỉ mua nó về mà thôi. À, đó là lý do tại sao tiểu thuyết thật tuyệt vời, đúng không? Chúng ta đều biết đó chỉ là ảo tưởng, nhưng chúng ta đã nhập vào một bản hợp đồng với nhà văn, và tiêu đề của hợp đồng sẽ là “Khoản ảo tưởng của cuốn sách này”. Chúng ta sẽ cùng giả vờ như đó là sự thật. Nhưng các điều khoản của sự giả bộ này có khác nhau trong từng cuốn sách. Trong “Cloud Atlas”, ở đoạn cuối của phần đầu tiên, nơi mà các câu được chia ra nửa chừng và chúng tôi nhảy vào thế giới bên kia, nó đã đem lại một mục con dẫn đến các hợp đồng nói rằng: “Bằng cách này, trong cuốn sách này, theo các điều khoản của hợp đồng, thỉnh thoảng tôi muốn làm điều này. Bạn vui lòng theo dõi nó chứ?”. Nếu người đọc đồng ý họ sẽ tiếp tục đọc. Nếu người đọc nói rằng: “ Ồ, tôi không thể tiếp tục với cuốn sách này”, cuốn sách sẽ được bay một vòng hoàn hảo quanh phòng. Tôi không hy vọng điều đó xảy ra quá thường xuyên. Nhưng tất cả mọi cuốn sách đều có bản hợp đồng của mình. Có lẽ hợp đồng này là thứ định nghĩa các cuốn sách – Đó là một ý tưởng hay.
GR: Thành viên Caitlin muốn biết rằng, tại sao sau nhiều tiểu thuyết mang tính suy tưởng, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết hiện thực thời kỳ đương đại trong “Black Swan Green”?
DM: Có một vài lý do. Một là, tôi mới viết xong “Cloud Atlas” và muốn được nghỉ ngơi sau các nghiên cứu. Hai, tôi bắt đầu tò mò về chứng nói lắp – Tôi nhận ra rằng sự e dè trong việc nói ra một từ ngữ nào đó là vấn đề của tôi. Và tôi có thể có việc gì đó để làm với cái chứng nói lắp của mình, điều đó ngày càng khiến tôi cảm thấy thú vị hơn, và tôi muốn viết về nó. Ba, tôi nhận ra, một cách muộn màng, rằng mình trở nên vụ lợi, ngay sau cuốn tiểu thuyết đầu tiên – cho dù đó là tác phẩm thứ tư của mình. Những bụi bặm, vướng mắc, những thứ lộn xộn của con người đang trở nên thú vị hơn với tôi, nhất là khi tôi đang ở giữa tuổi 30 – Thật sự đó là một điểm không tệ để bắt đầu những ý tưởng của riêng mình.
GR: Ông đang đọc cuốn gì vậy?
DM: “The Vintner’s Luck” của Elizabeth Knox.
GR: Thường thì mỗi ngày ông viết lách như thế nào?
DM: Tôi là một người cha, người chồng, người con, và người anh trai. Tất nhiên, những mối quan hệ luôn kèm theo cả trách nhiệm. Điều đó ít nhiều có ảnh hưởng đến việc viết lách của tôi. Vì vậy, tôi đến trường làm việc vào mỗi buổi sáng, viết lách trong văn phòng khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ, nghỉ ăn trưa trong 1 giờ, và quay lại trường làm việc theo guồng quay như thế. Trong những khoảng thời gian chờ xuất bản, tôi làm việc qua email và trả lời các cuộc phỏng vấn như thế này, ăn uống, chơi đùa cùng lũ trẻ trong vườn một chút trước khi đi ngủ.
GR: Ông có thói quen đặc biệt nào khi sáng tác không?
DM: “Tôi chỉ có thể viết khi đầu óc tỉnh táo, và luôn bật đi bật lại bài “Bohemian Rhapsody” của Queen…” Những thói quen đặc biệt đó ư? Không! Cuộc đời sáng tác của tôi đã quá nhạy cảm với mọi sự thay đổi, và thời gian viết lách của tôi quá quý giá để có thể có những thói quen xa xỉ như vậy.
GR: Có một cuộc hội thảo về công việc của ông vào năm ngoái, ông có tham gia không?
DM: Tôi có. Nó nghe có vẻ như đề cao bản thân mình, nhưng tôi chỉ muốn thưởng thức sự kì quái của nó. Tôi được mời, và có vẻ như thật dễ dàng để chấp nhận lời mời đó. Tôi đã đi, và như tôi mong đợi, thật lại khi nghe cái tên “Mitchell” trong những câu như “Trong đoạn văn này, Mitchell định nghĩa rõ ràng…” trong khi tôi thực sự đang ở trong phòng. Đó là điều kỳ lạ đối với tôi; có lẽ nó thậm chí còn lạ lùng với cả người cầm tờ giấy và đọc nó ra. Tôi muốn nghĩ rằng tất cả chúng tôi rất thích sự kỳ bí ấy của nhau.
Thực hiện: Carolyn Kellogg
Nguồn: Goodread.com, tháng 6/2010
Dịch bởi: Yến Nhi